Nguyễn Tuấn Thiện dũng tướng công thần nghĩa Lam Sơn
8/2/15
1.Nguyễn Tuấn Thiện ( Lê Thiện)
Danh tướng Nguyễn Tuấn Thiện ( Lê Thiện) sinh năm Tân Tỵ (1401) ở làng Phúc Đậu, xã Phúc Dương (nay là xã Sơn Phúc, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và đi săn. Từ nhỏ, ông sớm mồ côi cha nên phải giúp đỡ mẹ làm lụng kiếm sống, lớn lên trong cảnh nước mất, quê hương bị giặc Minh thống trị tàn bạo, Nguyễn Tuấn Thiện sớm nuôi chí diệt thù, cứu dân, cứu nước. Ông đã tự đứng ra tập hợp một số bạn bè có cùng chí hướng ở quê hương ngày đêm luyện tập võ nghệ và thành lập đội quân Cốc Sơn để bảo vệ xóm làng trước sự cướp phá của giặc Minh xâm lược
Đoàn lãnh đạo huyện Hương Sơn thắp hương 520 năm ngày mất của Khai quốc công thần Nguyễn Tuấn Thiện
Ông là thủ lĩnh, tổ chức nên đội quân "Cốc Sơn" chống quân xâm lược nhà Minh, làm chủ toàn bộ huyện Hương Sơn.Khi nghĩa quân Lê Lợi tiến vào vùng đất Hương Sơn, Ông đã huy động nhân dân khắp vùng tham gia, đội quân của ông cùng với nghĩa quân đã chiến đấu oanh liệt đánh tan Quân Minh xâm lược ở Khuất Giang ( Núi Nầm). Lê Lợi đã thu nạp đội quân Cốc Sơn thành nghĩa quân kháng chiến và cùng Nguyễn Tuấn Thiện kết nghĩa anh em cắt tóc, giết ngựa trắng ăn thề, nguyện một lòng giết giặc cứu nước. dưới gốc cây thị ở xóm Nậy (xã Sơn Phúc). Gốc cây to, tán lá xum xuê. Thân cây bị rỗng ruột, người có thể chui qua lại qua lỗ hổng lớn ở gốc cây và có thể trèo chui ngược lên ngọn cây ở trong lòng cây thị. Trải qua 10 năm chống quân Minh xâm lược, Nguyễn Tuấn Thiện cùng các tướng lĩnh: Đinh Liệt, Trịnh Khả, Lê Sát, Nguyễn Xí chỉ huy nhiều trận đánh ác liệt, quét sạch giặc minh ra khỏi đất nước. Ông được giao chức Thị thần, rồi giữ chức Thống lĩnh quân đội của Châu Hoan và Châu Ái.
Sau khi quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, năm Thuận Thiên thứ nhất (1428) do có tài năng và công lao to lớn với đất nước nên ông được được liệt vào hàng khai quốc công thần và được triều đình phong làm Tĩnh nạn Tuyên lực Trung liệt Minh nghĩa Khai quốc Công thần Đô Tổng quản phó Nguyên soái, Trung lãng Đại phu Tá phụng Thánh vệ Đại Tướng quân, tước Đại Trí Tự,Ông được vua ban quốc tính họ Lê nên gọi là Lê Thiện
Khi xây dựng triều chính, củng cố quyền lực nhà Hậu Lê, Lê Lợi đã nghi kị và giết hại một số công thần như Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo. Nguyễn Tuấn Thiện bèn treo ấn từ quan xin về quê ẩn dật. Năm 80 tuổi ông về nghỉ hưu ở làng Ninh Xá ( nay thuộc Xã Sơn Ninh, huyện Hương Sơn). Ông mất ngày 18 tháng Giêng năm Giáp Dần(1494), hưởng thọ 94 tuổi. Theo lời căn dặn của ông, con cháu đã an táng Ông tại động Kim Quy. Trải qua 5 thế kỷ, Mộ ông vẫn được bảo vệ nguyên trạng trên Kim Quy Sơn, được con cháu trong họ và nhân dân địa phương gìn giữ, tôn tạo và hương khói thường niên. Mộ và Nhà thờ Nguyễn Tuấn Thiện ( ở Sơn Ninh, huyện Hương Sơn) được Bộ văn hoá thông tin xếp hạng di tích Quốc gia năm 1994, nhằm ghi nhớ công lao to lớn của Ông trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược. Nguyễn Tuấn Thiện là người con ưu tú của dân tộc, tiêu biểu cho truyền thống yêu quê hương, đất nước, đoàn kết chống kẻ thù xâm lược đem lại thái bình cho Tổ quốc.Sau khi quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, năm Thuận Thiên thứ nhất (1428) do có tài năng và công lao to lớn với đất nước nên ông được được liệt vào hàng khai quốc công thần và được triều đình phong làm Tĩnh nạn Tuyên lực Trung liệt Minh nghĩa Khai quốc Công thần Đô Tổng quản phó Nguyên soái, Trung lãng Đại phu Tá phụng Thánh vệ Đại Tướng quân, tước Đại Trí Tự,Ông được vua ban quốc tính họ Lê nên gọi là Lê Thiện
Bài liên quan
- Nước Sốt Sơn Kim - Du lịch sinh thái miền sơn cước
- Đường số 8 quê tôi
- HƯƠNG VỊ QUÊ NHÀ: BÁNH ĐÚC
- Mật mía Văn Giang và kẹo lạc chợ Gôi
- Hương Sơn một vùng văn hóa
- Kẹo Cu Đơ Hương Sơn
- Dê núi Hương Sơn
- Ghi đậm dấu ấn về tình bạn giúp nhau trong học tập của vùng đất học xứ Nghệ.
- Danh tướng Cao Thắng: Nhà chỉ huy quân sự tài ba, nhà sáng chế vũ khí thông minh
- Nguyễn Tuấn Thiện dũng tướng công thần bị lãng quên khởi nghĩa Lam Sơn chính sử
- Hồ sông Quao - vẻ đẹp đại ngàn ở Phan Thiết
- Điểm đến không thể bỏ qua khi đến Bình Thuận
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét