
Nguyễn Tuấn Thiện dũng tướng công thần bị lãng quên khởi nghĩa Lam Sơn chính sử
8/2/15
Trong các bộ sử chính thống, nhân vật Nguyễn Tuấn Thiện không được nhắc đến nhiều, nhưng sử nhà Minh lại ghi nhận ông như một dũng tướng của nghĩa quân Lam Sơn.
1.Nguyễn Tuấn Thiện (Lê Thiện) ông là ai?
Xin xem bài viết Nguyễn Tuấn Thiện dũng tướng công thần nghĩa Lam Sơn2.Một dũng tướng công thần bị lãng quên khởi nghĩa Lam Sơn
Đối với nhân vật Nguyễn Tuấn Thiện trong các bộ sử chính thống không thấy nhắc đến sự tích và công lao của ông, nhưng ở một số tài liệu khác lại nói đến ông tương đối nhiều và Sử nhà Minh ghi nhận là một dũng tướng
Trong cuốn Việt Lam xuân thu (hay còn có tên là Việt Lam tiểu sử, dựng lại cuộc khởi nghĩa Lam Sơn) có nhiều đoạn nói về tướng Nguyễn Tuấn Thiện. Đặc biệt, trong bộ Hoàng Minh thực lục của nhà Minh có nhiều lần nói đến Lê Thiện như một dũng tướng của nghĩa quân Lam Sơn trong những trận đánh khoảng năm 1420 - 1427. Và trong cuốn Lam Sơn thực lục sự tích do Ban sử tỉnh Thanh Hoá sưu tầm và biên dịch, có ghi tên Lê Thiện (Nguyễn Tuấn Thiện) với quê quán và chức tước phù hợp với những điều ghi chép ở Hương Sơn, Hà Tĩnh.
Trong đình làng Bồng Lai thuộc thôn Bồng Lai, xã Lai Hạ, huyện Lương Tài Bắc Ninh còn lưu giữ bản thần tích chữ Hán “Bồng Lai thần tích” do Hàn lâm viện Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) và được Nguyễn Hiền sao lại vào năm Vĩnh Hựu thứ 6 (1740) đã ghi: Cuối thời Trần, chính sự rối ren, nhân cơ hội đó nhà Hồ tiếm ngôi nhà Trần làm cho tình hình đất nước ngày càng khủng hoảng. Năm 1407, Minh Thành tổ khởi binh xâm lấn nước ta… Tại huyện Lam Sơn, xứ Thanh Hóa có người tên là Lê Công Thạch là con thứ hai của Lê Công Thường tuy tuổi trẻ nhưng học lực tinh thông, binh thư đọc kỹ, trưởng thành võ nghệ, nghe tin giặc Minh sang xâm lược ông cùng anh là Lê Lợi, Lê Lai, Lê Thiện… Đã yết bảng mộ quân trừ giặc Minh… Khi Lê Thạch dẫn quân đến trang Bồng Lai thấy ở đây có thế đất rồng cuộn, hổ ngồi, phong cảnh hữu tình, cảnh vật phong quang bèn truyền cho binh sĩ và nhân dân sở tại thiết lập đồn binh ứng chiến với giặc. Đêm hôm ấy ông nằm mơ thấy cụ già râu tóc bạc phơ đưa cho một phong thư rồi bảo rằng tuổi thọ đã hết rồi biến đi. Quả nhiên sau khi Lê Thạch tỉnh lại bỗng thấy mây mưa mù tối giữa ban ngày… Một lát sau trời mây trở lại trong sáng, mọi người thấy ông bay lên lầu thành và không thấy nữa, tức đã hóa. Nghe tin dữ, Lê Thiện tới sở đồn Bồng Lai làm lễ bái yết. Tự nhiên thấy trên núi có tiếng người nói “Việc lớn không đáng lo vậy ta sẽ âm phù lập công, quân Minh chẳng qua tuần nhật là yên”… Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, vua Lê Thái Tổ khao thưởng quân sĩ, phong Lê Thạch tướng quân, gia phong Thông minh hùng tuấn dũng kiệt anh linh, chuẩn cho trang Bồng Lai phụng thờ hương hỏa.
Trong Từ điển nhân vật Lịch sử Việt Nam tác giả Đinh Xuân Lâm,Trương Hữu Quýnh NXB Giáo Dục
Chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang, năm 1427_P2
Ở mặt đông nam, tướng Nguyễn Tuấn Thiện được lệnh đóng quân tại Bồng Lai (Gia Lương, Bắc Ninh) nhằm ngăn chặn sự liên lạc giữa quân địch tại Xương Giang và tại Chí Linh. Đồng thời dựa vào thế hiểm yếu của sông Lục Đầu, Nguyễn Tuấn Thiện xiết chặt vòng vây Chí Linh, cô lập quân Thôi Tụ, Hoàng Phúc (Theo thần tích Lê Thiện (tức Nguyễn Tuấn Thiện) tại đình làng Bồng Lai, Gia Lương, Bắc Ninh).
Quân địch đã hoàn toàn lọt vào vòng vây khép kín, dày dặc, nhiều tầng nhiều lớp quân thủy bộ của ta. Chúng dù đông cũng không thể nào thoát ra nổi, tiến không được mà lùi cũng không được.
Đặc biệt, trong bộ Hoàng Minh thực lục của nhà Minh có nhiều lần nói đến Lê Thiện như một dũng tướng của nghĩa quân Lam Sơn trong những trận đánh vào khoảng những năm từ 1420 đến 1427. Và trong cuốn Lam Sơn thực lục sự tích do Ban sử tỉnh Thanh Hóa sưu tầm và biên dịch, có ghi tên Lê Thiện (Nguyễn Tuấn Thiện) với quê quán và chức tước phù hợp với những điều ghi chép ở Hương Sơn, Hà Tĩnh.
时交阯总兵官丰城侯李彬已前卒,荣昌伯陈智、都督方政以参将代镇,不协。黎利益张,数破郡邑,杀将吏。智出兵数败,宣宗削智爵,而命通佩征夷将军印,帅师往讨。黎利弟善攻交州城,都督陈濬等击却之。会通至,分道出击。参将马瑛破贼于石室县。通引军与瑛合,至应平之宁桥中伏,军大溃,死者二三万人.
Đọc một đoạn sử Trung Quốc nói về Vương Thông và công tích trong cuộc chiến tranh chống Minh, có câu: 黎利弟善攻交州城 LÊ LỢI ĐỆ THIỆN CÔNG GIAO CHÂU THÀNH, có nghĩa là Em Lê Lợi tên là Thiện công thành Giao Châu.
Ông và Lê Lợi được lấy làm tên Xã lê lợi, Lê Thiên Huyện An Dương Tp. Hải Phòng
Với những tư liệu đó khẳng định Lê Thiện là một vị tướng tài của nghĩa quân Lam Sơn, tham gia cuộc khởi nghĩa vào năm 1424 và đã lập nhiều chiến công bào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo.
Văn Toàn Sưu Tầm
( admin Mr-Toàn.vn)
( admin Mr-Toàn.vn)
Bài liên quan
- Kẹo Cu Đơ Hương Sơn
- Dê núi Hương Sơn
- Ghi đậm dấu ấn về tình bạn giúp nhau trong học tập của vùng đất học xứ Nghệ.
- Danh tướng Cao Thắng: Nhà chỉ huy quân sự tài ba, nhà sáng chế vũ khí thông minh
- Nguyễn Tuấn Thiện dũng tướng công thần nghĩa Lam Sơn
- Hồ sông Quao - vẻ đẹp đại ngàn ở Phan Thiết
- Điểm đến không thể bỏ qua khi đến Bình Thuận
- Những món ăn đêm cực ngon không thể bỏ qua khi đến Phan Thiết
- Bánh Ong xứ Nghệ
- Số Phận Một Địa Danh Lịch Sử
- Dọc mùng Hà Tĩnh Mình ơi
- Khoai xéo tuổi thơ tôi!
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét